Bệnh Viện Phổi Tỉnh Hà Giang logo

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ KIỂM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

10.11.2017 , theo Bệnh Viện Phổi Tỉnh Hà Giang


Hưởng ứng Ngày đái tháo đường Thế giới 14/11/2017 Năm 2014 theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, Việt Nam là quốc gia có số người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á với 3.299 triệu người mắc, chiếm khoảng 5,8% người trưởng thành từ 20-79 tuổi. Cũng như các nước đang phát triển khác, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, người bệnh mắc ĐTĐ ở nước ta thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng nề.

Bác sỹ Vũ Đình Cao, Trưởng khoa Tim mạch-Nội tiết cho biết: theo số liệu thống kê tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang thì từ năm 2005 đến nay, số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tăng đột biến với trên 1000 trường hợp được phát hiện và quản lý. Tuy nhiên đây chỉ là những con số nổi, còn trên thực tế trong cộng đồng con số đó còn cao hơn rất nhiều mà chưa được phát hiện.

          Định nghĩa bệnh ĐTĐ

          Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa, có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

            Đái tháo đường có hai loại: Đái tháo đường type 1 xảy ra khi cơ thể không thể tạo ra đủ insulin, những người mắc đái tháo đường type 1 cần dùng insulin hằng ngày để điều chỉnh lượng đường glucose trong máu. Đái tháo đường type 2 xảy ra khi cơ thể  không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, các triệu chứng có thể giống với bệnh tiểu đường type 1 nhưng thường không rõ ràng, đôi khi không có triệu chứng

          Nguyên nhân

          Do thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin, trong đó yếu tố gen và yếu tố môi trường đóng vai trò chính. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố nguy cao như trong độ tuổi từ 55 trở lên, những người được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ hoặc rối loạn glucose lúc đói, gia đình có tiền sử mắc ĐTĐ, béo phì, huyết áp cao…

          Một số dấu hiệu bệnh ĐTĐ

          Đái nhiều, khát nước, gầy sút cân, ăn nhiều là những dấu hiệu điển hình. Song trên thực tế, nhiều trường hợp có triệu chứng mờ nhạt, nhiều người bệnh đến khám trong trường hợp nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính chiếm ưu thế như viêm nhiễm phụ khoa, tổn thương mắt, răng… thì lại phát hiện ra bệnh ĐTĐ, đặc biệt trên các trường hợp có yếu tố nguy cơ cao

          Phòng bệnh

          - Quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua cách ăn uống và thói quen tập thể dục hàng ngày giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

          - Ăn nhiều rau xanh, chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt các loại thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng bệnh rất tốt. Đồng thời, cần ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn một thứ gì quá nhiều.

          - Tích cực tham gia hoạt động thể lực và lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, bơi lội…

          - Từ bỏ thuốc lá, bởi người có tiền sử mắc bệnh ĐTĐ thường bị tắc mạch ngoại vi, nhất là ở các chi, do vậy hút thuốc lá càng làm mạch chi bị tắc nhiều hơn.

          - Giảm lượng muối trong các khẩu phần ăn: các bác sỹ khuyên không nên ăn quá 5g muối/người/ngày

 


Các bài đã đăng

Xem thêm

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

danh sách cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn