Bệnh Viện Phổi Tỉnh Hà Giang logo

TÌNH HÌNH BỆNH LAO TẠI HÀ GIANG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

22.03.2019 , theo Bệnh Viện Phổi Tỉnh Hà Giang


Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao thời gian qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khoẻ cộng đồng chính trên toàn cầu. WHO ước tính năm 2015 trên toàn cầu có khoảng 9,6 triệu người hiện mắc lao, 13% trong số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao, trong đó có khoảng 510.000 phụ nữ ch

     Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao thời gian qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khoẻ cộng đồng chính trên toàn cầu. WHO ước tính năm 2015 trên toàn cầu có khoảng 9,6 triệu người hiện mắc lao, 13% trong số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao, trong đó có khoảng 510.000 phụ nữ chế do lao. Số tử vong này làm cho lao là một trong các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Năm 2015 trên toàn cầu ước tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,3 % trong số bệnh nhân mới và là 20% trong số bệnh nhân điều trị lại.

Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 14 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất Thế giới.

Cho đến hôm nay, trên cả nước vẫn còn nhiều người lớn và trẻ em bị mắc và chết vì bệnh lao. Bệnh lao đang là mối nguy cơ của tất cả chúng ta, những người đang cùng chung sống trong một môi trường mà ở đó tỷ lệ người mắc bệnh lao còn khá cao. Mỗi năm nước ta có thêm gần 200.000 người mắc lao và 30.000 người chết do lao, trong khi đó chúng ta mới phát hiện và chữa khỏi bệnh được gần 60% số người mới mắc bệnh lao trong cộng đồng.

          Chương trình chống lao đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, đó là việc quản lý bệnh nhân lao đa kháng thuốc, bệnh lao ở người nhiễm HIV, bệnh lao ở trẻ em và thách thức đặc biệt hiện nay là thiếu hụt nguồn lực: thiếu cán bộ làm công tác chống lao và thiếu kinh phí hoạt động.

Ngày Thế giới chống lao năm 2017, WHO tiếp tục phát thông điệp kêu gọi “Chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn bệnh lao, để trẻ em sinh ra trong thế kỷ này được chứng kiến một Thế giới không có người mắc và không có người chết vì bệnh lao. Mọi người hãy hành động để phòng chống bệnh lao”.

          Hoạt động ra quân tuyên truyền của mỗi chúng ta những năm qua đã giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh lao và chương trình chống lao quốc gia từ đó đã góp phần giúp cho chương trình chống lao quốc gia cũng như mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra là:

- Phát hiện trên 70% số người bệnh lao có trong cộng đồng.

- Và chữa lành trên 85% số người bệnh lao phát hiện.

Có thể nói chương trình chống lao Hà Giang những năm qua đã góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của Ngành Y tế và tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trong địa phương, cụ thể là:

- Phát hiện sớm các trường hợp mắc lao trong cộng đồng, thu dung và quản lý điều trị có hiệu quả nên đã:

+ Hạn chế sự lây lan mầm bệnh trong cộng đồng.

+ Điều trị lành bệnh cao, người bệnh hồi phục sức khỏe và có thể tham gia lao động tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và tham gia đóng góp cho xã hội.

+ Hạ thấp tỷ lệ tử vong do lao nói riêng và bệnh truyền nhiễm nói chung, góp phần tăng tuổi thọ bình quân của tỉnh.

- Chương trình đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nên đã góp phần nâng cao kiến thức, nhận thức và hành vi phòng ngừa bệnh lao nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung.

- Với các hoạt động vận động xã hội, chương trình đã kêu gọi và nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội góp phần thực hiện xã hội hóa công tác y tế trên địa bàn tỉnh.

- Với hoạt động của dự án “Phối hợp Y tế Công - Tư trong chương trình chống lao” chương trình đã huy động được lực lượng y tế ngoài chuyên ngành lao tham gia hỗ trợ trong việc phát hiện bệnh nhân lao góp phần làm tăng khả năng phát hiện bệnh lao và làm giảm thiểu thời gian chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân lao.

- Trển khai chiến lược thực hành xử trí tốt bệnh hô hấp PALviết tắt theo Tiếng Anh “ Practical Approach to Lung health ” là một chiến lược tiếp cận mới do WHO đề xuất nhằm giải quyết vấn đề bệnh lao và các bệnh hô hấp thường gặp. Chiến lược này dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản, đá là lấy người bệnh làm tung tâm, chuẩn hoá về kỹ thuật, lồng ngép  về quản lí và nguồn lực

+Lấy người bệnh làm tung tâm:  nghĩa là tiếp cận từ việc đánh giá các triệu chứng hô hấp ban đầu như ho, khó thở, khò khè để có định hướng xử trí hợp lí ngay từ tuyến cơ sở- nơi mà người bệnh dễ tiếp cận nhất.

+Chuẩn hoá về kỹ thuật: Việc xử lí các bệnh lí hô hấp được thực hiện theo chuẩn ở các cơ sở y tế thông qua việc phổ biến, hướng dẫn thực hành lâm sàng thống nhất đối với 4 loại bệnh cơ bản là hen, COPD, viêm đường hô hấp và lao phổi.

+Lồng ngép về quản lí nguồn lực: Là điều phối hoạt động của hệ thống y tế có sẵn từ tung ương đến địa phương, chuyên khoa lao bệnh phổi, hệ thống y tế đa khoa Công và Tư thực hành theo chuẩn kỹ thuật với cơ chế chuyển tuyến hiệu quả nhằm đưa dịch vụ chăm sóc các bệnh lý hô hấp chất lượng cao tới tận y tế cơ sở và người dân.

Sau nhiều năm triển khai và hoạt động công tác phòng chống lao của Hà Giang đã thu được nhiều kết quả nhất định. Mạng lưới chống lao đực kiện toàn từ tỉnh đến xã và hoạt động có nề nếp, hiệu quả. Nhận thức và hiểu biết của dân về bệnh lao được cải thiện; tỷ lệ bênh nhân lao các thể được phát hiện năm sau cao hơn năm trước; công tác lí điều trị bệnh nhân lao được thực hiện theo đúng quy định của chương tình…Tuy nhiên cũng còn không ít khó khăn đến hoạt động phòng chống lao tại đại phương:

-Mặc dùng số bệnh nhân lao các thể phát hiện năm sau cao hơn năm trước, nhưng số nguồn lây trong cộng đồng còn rất nhiều chưa được phát hiện. Người dân nghèo vùng sâu vùng xa còn chưa được tiếp cận với dịch vụ khám chữa lao, nhiều bệnh nhân phát hiện muộn, để lại nhiều di chứng.

-Công tác quản lý điều trị bệnh nhân lao sau khi phát hiện kết quả còn chưa cao, tỷ lệ điều trị khỏi đạt 81% còn thấp hơn cả nước ( Cả nước đạt > 85% ). Tỷ lệ bỏ trị, tái phát còn cao, nhiều bệnh nhân điều trị thấy đỡ thì bỏ trị…

-Nhận thức và hiểu biết của người dân vùng sâu về bệnh lao còn hạn chế, các cấp các ngành quan tâm đến công tác phòng chống lao còn chưa được nhiều.

-Cở sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc cho hoạt động khám chữa lao hỏng và xuống cấp, cần được đầu tư sửa chữa.

* Một số giải pháp cho hoạt động phòng chống lao trong những năm tới

          -Tham mưu cho Sở y tế kiện toàn mạng lưới chống lao từ tỉnh đến xã và duy trì hoạt động có hiệu quả.

          -Tăng cường công tác truyền thông về sức khoẻ bệnh lao dưới nhiều hình thức đến người dân nhất là vùng sâu vùng xa, khu vực dân tộc ít người.

          -Tăng cường công tác khám phát hiện nuồn lây cả chủ động có chọn lọc tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh để tăng tỷ lệ phát hiện bệnh lao các thể.

          -Quản lí điều trị tốt bệnh nhân lao sau khi phát hiện, nhất là giai đoạn duy trì để tăng tỷ lệ điều khỏi, giảm tỷ lệ bỏ trị, tử vong và hạn chế tình trạng kháng thuốc.

          - Tăng cường sự cam kết chính trị từ các tổ chức, các cấp các ngành, đầu tư nhiều nguồn lực cho công tác phòng chống lao tại địa phương. Đạt mục tiêu hướng tới thanh toán bệnh Lao tại Việt Nam đến năm 2030 mà Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt.

 

                                                                     BSCK II  Chúc Hồng Phương


Các bài đã đăng

Xem thêm

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

danh sách cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn